Cá Koi: Trị bệnh trùng mỏ neo ở thân cá

Trùng mỏ neo là 1 con ký sinh trùng phổ biến trên koi có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường, nó cực kỳ khó chịu tệ hơn con rận rất nhiều. Trùng mỏ neo dùng đầu của nó bám chặt vào mô của Koithân và đuôi của chúng thường dễ nhận biết.

Các giai đoạn chưa trưởng thành chúng tồn tại trong mang của cá Koi, khi trưởng thành chúng giao phối và con đực rời khỏi Koi sống vài ngày trong nước rồi chết, con cái sống ký sinh trên cơ thể Koi. Các con cái thụ tinh tồn tại trên cơ thể của Koi và tiếp tục phát triển, trở thành hình dạng con trùng mỏ neo quen thuộc.


Trùng mỏ neo đẻ trứng mà không bị phát hiện ở hồ Koi, trong mang Koi và nở ra khi điều kiện và nhiệt độ nước thích hợp, trứng nở ra ấu trùng bơi lội tự do trong nước trải qua nhiều lần lột xác và trở thành con trưởng thành.
Khi trưởng thành, con trùng này đầu có hình mỏ neo cắm chặt vào da của cá koi, hút dưỡng chất trong cơ thể cá koi. Trùng mỏ neo sẽ sống ký sinh trên toàn bộ phần phía ngoài cơ thể cá như da, vây, đuôi, mắt, mũi, xoang miệng và mang, hút chất dinh dưỡng và gây nên những vết thương chảy máu. 


Cá chép koi bị bệnh thường gầy yếu, ngứa ngáy, ăn kém, bơi lội chậm chạp. Lâu dần các vết thương này sẽ là nơi xâm nhập và tấn công của một số mầm bệnh khác như vi khuẩn, nấm … làm cho Koi bệnh ngày càng nặng hơn, trở thành một mục tiêu cho hay nấm nhiễm khuẩn lây lan.

 


CÁCH TRỊ:


Dùng Dimilin ( Dimilin có thành phần thuốc trừ sâu nên khi đánh vào nước con cá rất mệt nên phải cân nhắc trước khi dùng), trước khi đánh thuốc phải đảm bảo trong hồ không có cây thuỷ sinh nếu có cây thuỷ sinh thì phải cho nước lên cao hơn bình thường ít nhất 3cm:


LIỀU LƯỢNG:


– Thuốc tốt 1gr/m3
– Thuốc không biết tốt hay không 1.5-2gr/m3


CÁCH ĐÁNH:


– Ngày thứ 1: đánh liều 1 theo liều lượng ở trên tuỳ tình trạng cá,tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh của cá nhiều hay ít, thuốc có tốt hay không.
– Ngày thứ 2 bỏ.
– Ngày thứ 3 thay nước 20% và đánh liều thứ 2 như liều 1.
– Để tới ngày thứ 7 và thay nước 20% và đánh liều thứ 3
– Ngày thứ 8 bỏ
– Ngày thứ 9 thay nước 20% và đánh liều thứ 4
– Để trong 3 ngày sau tức ngày 9,10,11
– Ngày 12 thay nước 20%
– Ngày 13 thay nước 20%
– Ngày 14 thay nước 20%
– Ngày 15 cho cá ăn.


Vì con ký sinh trùng khi ta đánh liều 1, liều 2 xong ta có thể diệt được những con đã nở ra ngoài trứng rồi. còn các nang trứng của trùng mỏ neo vẫn chưa nở, tất cả các trứng đều có vỏ là kén nên nó bảo vệ ấu trùng bên trong rất cao vững chắc nên thuốc không thể tấn công được. Vì vậy phải chờ tới ngày thứ 7 để cơ bản về quy trính nở trứng của các loại ký sinh trùng. Khi trứng nở rat a đánh liều 3 và 4 để diệt luôn con con. ĐỂ KHÔNG TÁI PHÁT BỆNH LẠI. 


NGUỒN CHIA SẺ: ANH THẮNG NGÔ – RUBY KOI FRAM.

Đánh giá của bạn(*)

5 / 5
( 5 / 5 )
3  lượt đánh giá

Đừng bỏ lỡ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *